Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Thi sĩ, phụng hiến và chân tính “thơ hay không thơ”

Đồng Chuông Tử
(Cho Nghĩa, Minh và Vũ)

Bài này ra đời từ nỗi buồn trong cuộc rượu và những đối thoại ngỡ như không có gì.

Mọi người ơi, khi viết những dòng này tôi đã say rồi. Say thật sự. Rượu vào say. Buồn bã, vui sướng say. Trăn trở chức phận, hồn nhiên cỏ dại say. Tình và vô tình say. Tư tưởng vô tư tưởng say. Triết luận nhuận triết luận say. Tóm lại, cao siêu hay thấp siêu, không nhớ nữa, chỉ biết rằng say. Say thật đau đớn, cần mở mồm, vậy thôi.

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

Thư cho anh Hoàng Nhuận Cầm hay chất nhân văn và tâm linh trong phim Mùi cỏ cháy.

Đồng Chuông Tử
1. Trước khi vào bài viết, cho phép tôi với tư cách một khán giả yêu mến phim ảnh, thổ lộ cảm nghĩ “thật thà” của mình một chút, mỗi khi bật ti vi “đụng phải” phim Việt thời gian dài.

Non mười năm trở lại đây, tôi gần như hết chịu đựng nổi, không thèm phí thì giờ nán lại lâu hơn nữa, để trải nghiệm cảm giác thất vọng, u ám và trào giận khi “vướng phải” nó - phim Việt thời buổi kinh tế thị trường. Nó là nỗi buồn lớn, tôi đã rơi nước mắt ngán ngẫm, có phần tuyệt vọng. Mặc dù trước đó, tôi đã cố gắng kiên nhẫn nhiều năm liền như nhà thiền sư hành pháp nhẫn, đón nhận đầy đủ, thừa mứa “bụm trần gian giác” xộc vào tâm.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Viết ở quán phở ven đường - đồng chuông tử

Có những lúc lòng ta nghe rất lạ
Không muốn buồn sao vẫn cứ buồn hơn
Lời lần lữa bóng hoang chiều rét mướt
Ta chùng chình kẽo kẹt nỗi cô đơn

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Tạp cảm ở Hà Nội

Hôm trước lên inrasara.com, thấy có bài viết của Kiều Dung về "Nhìn nhận đời sống công nhân Chăm ở Đồng Nai", định thư riêng cảm ơn KD. Vì mình có thời gian dài "tạm trú" ở Vĩnh Cửu, mà chưa có lấy một bài cho những thân phận Chăm mình. Buồn.

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

Chế Linh và “văn hóa hòa hợp”




Nguyễn Văn Tuấn
Báo chí trong nước hôm nay đồng loạt đưa tin Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội rút giấy phép biểu diễn của chương trình ca nhạc “Chế Linh 30 năm tái ngộ”. Chắc nhiều người hâm mộ Chế Linh đang thất vọng với quyết định này, vì họ sẽ không có dịp nghe anh chàng ca sĩ lính chê biểu diễn.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

Nhà văn hoá cộng đồng ở Tây Nguyên: Đang bị lãng phí


                                                                                                             Nhà văn hóa cộng đồng ở Sa Thầy- Komtum (Ảnh Đ.B.T)
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến đời sống văn hoá, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Ngoài việc cho khôi phục lại nhiều sinh hoạt văn hoá dân gian, hàng trăm nhà văn hoá cộng đồng (NVHCĐ) cũng đã được đầu tư xây dựng ở hầu khắp các buôn làng Tây Nguyên. Thế nhưng việc quản lý, sử dụng các NVHCĐ hiện nay còn rất lãng phí…

Giải bài toán Nhà văn hóa



Bộ tiêu chí quốc gia về NTM gồm 19 tiêu chí, sau 2 năm triển khai thực hiện điểm ở một số địa phương đã bộc lộ những bất cập trong đó có tiêu chí về văn hóa như: 100% thôn, ấp có Nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Nhà toán học thiên tài Nga Grigori Perelman:Danh lợi không màng



Suốt cả tháng 9/2011, các nhà toán học thuộc Phân viện Saint Peterburg của  Viện Toán học mang tên V.. Steklov (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) đã mất rất nhiều công sức nhưng vẫn không làm sao liên lạc được với nhà toán học thiên tài Grigori Perelman.
Số là Perelman đã được đề cử làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhưng người ta không có cách gì để hỏi xem anh có đồng ý với đề nghị này hay không. Bao nhiêu cú điện thoại gọi tới nhà anh đều không có lời đáp.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

Dỗi ở Hà Nội

Anh quăng em vào lòng
cái lạnh cứ làm tan ra
câu chữ yêu thương ánh lên sáng rỡ cuộc tình

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2011

Nhắn những người Chăm yêu mến nhạc sĩ Tan Tu !!!

Ngày 7.10 sắp tới là ngày giỗ của nhạc sĩ Tan Tu. Đồng Chuông Tử ở xa không ghé Sài Gòn dự được, nhưng trong lòng lúc nào cũng không nguôi tiếc nhớ thế hệ những người nhạc sĩ tài hoa, thế hệ của các bậc cha chú. Thế hệ luôn trăn trở, nặng lòng với cội nguồn, dân tộc và văn hóa Chăm. Ông đã về Mái nhà chung được vài năm rồi, nhưng các ca khúc mà ông sáng tác như Ikak tian ka anâk nao bac, Buei harung, Hajan mai,...thì đã luôn ở lại, bất tử với đời sống Chăm hôm nay và cả những thế hệ con cháu mai sau nữa,...

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Đồng Chuông Tử

Live show Chế Linh, 30 năm tái ngộ khán giả VN đầu tiên, chính thức và hoành tráng

Ông hoàng dòng nhạc boléro sẽ tổ chức liveshow xuyên Việt sau hơn ba thập kỷ xa cách quê nhà. Đêm nhạc đầu tiên của ông diễn ra vào 20h ngày 21/10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Khách mời trong chương trình là những danh ca, MC nổi tiếng về từ hải ngoại, Trung tâm Thúy Nga Paris By Night.

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Cuộn lên

Thức dậy sau một giấc đêm rậm rạp màu tối.
Gã không còn thấy ánh sáng yêu thương của mặt trời ngái ngủ, 

xa mù sương khói giăng giăng.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Chốt - Vương Bích Ngọc

Ta biết Ngươi cũng trằn trọc như ta
Trên cái võng mẹ vẫn nằm ru cháu nhỏ
Ai ru Ngươi
Khi vòng tay ta sâu thẳm... ở đây

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

ĐỐI THOẠI THƠ TRẺ SÀI GÒN

Anh Trúc


Chưa ở đâu như Sài Gòn khi tụ hợp một lực lượng khá đông đảo nhà thơ thuộc nhiều thế hệ: đa giọng điệu, phong cách, tạo nên những đợt sóng có khi trầm ngâm, nhẹ nhàng lại có khi dữ dội, bất cần và hung bạo. Phải chăng, Sài Gòn là nơi “đất lành chim đậu” nên các nhà thơ, đặc biệt là nhà thơ trẻ, mặc nhiên gây hấn với các giá trị lỗi thời và sẵn sàng đề xuất những thử nghiệm mới mẻ? Có lẽ, với trái tim thi sĩ cuồng nhiệt, sáng tạo ra giá trị mới luôn là “Tự do đầu tiên và cuối cùng”? Chúng ta có thể kể đến không ít gương mặt trẻ đã nổi lên cũng như hứa hẹn những đột phá rất đáng mong đợi trong tương lai như Vương Huy, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Đồng Chuông Tử, Đỗ Trí Vương, Song Phạm, Phan Trung Thành, Thục Linh, Nguyệt Phạm, Khương Hà, Chiêu Anh Nguyễn…      

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Bãi giữa

(kỉ niệm cho V.A, Q.Q, M.A, C., H.H, T.N.)

Đồng Chuông Tử

Buổi chiều sông Hồng lững thững tâm trạng
Khơi đọt nắng hiện sinh
Ấm áp cọng phùn lất phất

CIACLetter THONG BAO

Champa International Arts & Culture
*****
THÔNG BÁO
KATÉ LỄ HỘI
2011
Chúng tôi xin long trọng thông báo đến mọi giới bà con Champa khắp nơi Mùa Lễ Hội Truyền Thống Văn Hoá Champa sẽ long trọng chào mừng Katé Lễ Hội năm 2011 tại Sacramento Thủ Phủ California – Hoa kỳ đánh dấu 15 năm hoạt động của Hội Truyền Thống Champa Scaramento.
Ngoài chương trình Lễ Hội còn có chương trình văn nghệ.
Do HTT và Cộng Đồng Champa Sacramento long trọng tổ chức tại:
HỘI TRƯỜNG ST. PETER
6210 Mc Mahon Dr, Sacramento Thủ Phủ California.
Từ 10 sáng đến 6 giờ chiều ngày chủ nhật 2-10-2011.
Tổ chức CIAC xin thông báo và trân trọng kính mời bà con xa gần đến tham dự Lễ
Hội Katé và cùng chúc mừng Hội Truyền Thống Champa đã trải qua 15 năm hoạt động tại xứ người.
Thân ái
Chế Linh
Chủ trương “CIAC” & Bingu Champa
Mọi liên lạc:
Hội Truyền Thống Champa Sacramento
Tel: (209) 204-5588 (916) 230-2815
C I A C

Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011

Tuổi thơ của Đồng Chuông Tử

Đồng Chuông Tử là bút danh, tên thật Nguyễn Quốc Huy, sinh ngày 13 tháng 9 năm 1980 tại thôn Ba, thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Anh là nhà thơ sắc tộc thiểu số có gốc gác dòng dõi Hoàng tộc Chăm. Tuy nhiên đến đời đấng sinh thành, gia đình anh lại lâm vào cảnh khó khăn túng thiếu.

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Mắc sâu đáy nhớ

(Em Hương)

Trong căn phòng bừa bộn sách báo
Chú thằn lằn bò đi tìm ánh điện góc tường
Cánh quạt  hát chầu văn nốt gió 
Bức chân dung im lặng tỏa hương

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2011

Mẹ và Con - Thơ của Đồng Chuông Tử

Con dòng sông chảy qua xóm làng của mẹ
Xóm làng xác xơ và chật chội bến bờ
Đời cuốn về phố xá thênh thang
Phố xá chụm muôn triệu dòng lớn nhỏ
Con sông quê của mẹ lạc lõng ưu phiền


Những điều chưa biết về người Do Thái

Dân tộc Do Thái vẫn theo chế độ mẫu hệ ?
Dân tộc Do Thái có lịch sử lâu đời và một nền văn hóa xán lạn cũng như truyền thống dân tộc hết sức độc đáo. Suốt mấy nghìn năm qua, họ bị các dân tộc khác bắt nạt và bài xích, xua đuổi. Trước tình trạng dân tộc bị đe dọa tiêu vong, nhằm ngăn chặn sự đồng hóa bởi các dân tộc khác, gìn giữ tính trong sạch dân tộc và sự đoàn kết nội bộ, luật pháp của đạo Do Thái đặt ra các quy định hết sức khắt khe cấm người Do Thái lấy vợ lấy chồng là người thuộc dân tộc khác.

Lịch sử bi hùng của một dân tộc bất khuất

Như Hà

Như chúng ta ai cũng từng biết về lịch sử dân tộc Do Thái, một dân tộc tự hào có dòng dõi của vua David và của triều đại Salomon huy hoàng trong quá khứ. Họ xứng đáng tự hào với một nền văn minh Ả Rập với các quốc gia láng giềng Ai cập, Ba Tư, Hy Lạp và La Mã…

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Hiện tình người Do Thái

Phụ lục Thông điệp 01.

PHAN KHÔI: TÁC PHẨM ĐĂNG BÁO 1928
Phan Khôi (1887-1959) là một học giả tên tuổi, một nhà thơ, nhà văn, về sau đứng trong trong nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới.
Ông còn là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới, đa văn hóa từ Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp... Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn. Ông phê phán chính sách cai trị của người Pháp một cách sát sườn, đối thoại với học giới từ Bắc đến Nam không e dè kiêng nể. Những năm 1956 - 1958 cũng vì cung cách nói thẳng ấy ông đã chịu tai họa và chết trong lặng lẽ vào năm 1959.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Viết ngắn cho người trẻ Chăm mình - Thông điệp 01.

Đồng Chuông Tử
Trong trí nhớ mơ hồ, lãng đãng ariya này, mình nhớ hình như có vị triết gia hay nhà tư tưởng nào đó, ở đâu đó đã chiêm nghiệm ra rằng “đời người khởi đầu từ tuổi trẻ”.

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

Trở lại và kết thúc bài “trao đổi với tác giả Sakaya”

Đồng Chuông Tử

Khi bài viết “Trao đổi với tác giả Sakaya” được tôi đưa lên blog cá nhân, ngay sau đó trang web tincham.in, trích đăng lại nguyên văn và trang inrasara.com, có bài cáo lỗi từ chối. Bài viết đã gây được sự chú ý đáng kể. Có nhiều comment nhận xét, đánh giá và bình luận từ phía độc giả. Từ đó trang blog cá nhân, đột nhiên số lượng người truy cập bỗng tăng lên bất thường. Đồng thời, độc giả của các trang khác như tincham.in, inrasara.com, cũng bàn tán thể hiện tính khẳng khái, lòng tự tôn dân tộc. Bên cạnh những dư luận ủng hộ, đồng thuận, cũng có một số ít lời nhận xét vượt xa quan điểm của bài viết.Vì vậy, tôi muốn nói rõ hơn về quan điểm của tôi, khi viết bài trao đổi và muốn khép lại vấn đề. Hầu tránh hiềm khích không đáng có, huynh đệ tương tàn, thậm chí đẩy nhau vào thế “nock out” dở cười dở khóc. Tôi không quên, phê bình thường gây “kẻ thù”. Nhưng với một tâm hồn thi sĩ, sự hồn nhiên và trong sáng, lung linh và thơ mộng, từ lâu đã buông xả cành lá sân hận khỏi lòng mình.

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Mùa màng cổ tích

Tản văn của Đồng Chuông Tử


Ngày xửa ngày xưa ở một vương quốc nọ bỗng sinh sôi một mùa lạ. Tuy lạ nhưng cũng có thời điểm người ta trở nên quen thuộc, cam nhận nó như một trang sách trong quyển sách nghìn trang vạn trang của không gian cổ tích.

Lên tháp thánh tẩy vệt buồn tâm hồn Chăm

Tạp bút của Đồng Chuông Tử


Những ngày này, hàng trăm hàng vạn người con xứ sở “quê hương của mặt trời”, (ý một bài hát của nhạc sĩ Amư Nhân), của bạt ngàn ngọn tháp Chăm sừng sững, linh thiêng và huyền bí đang nôn nao, đếm ngược thời gian mong chờ lễ hội Kate. Những người con ấy, hồ liễu với đôi mắt Chăm sâu thẳm, mênh mông vô tận u buồn, tâm hồn lấp lánh thánh thiện, rười rượi điệu vũ cuộc trần tạm bợ, nổi nênh, phiêu phỏng. Những người con ấy, dù cắm rễ miệt mài chốn quê, hay bạt hoang chân trời bụi bặm, hằng năm cứ đến mùa Kate, trong lòng họ lại trỗi vang cảm xúc của mùa tưởng nhớ và hội tụ.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Phật viện Đồng Dương - Chờ được phát hiện lại lần thứ hai

Nay với những bức ảnh này niềm hy vọng lại được dấy lên, biết đâu bụi đất, lũ lụt đã kịp vùi lấp những khu đền tháp sau khi được khai quật, kịp bảo vệ nó để chờ chúng ta khám phá lại lần thứ hai này, nhất là khi được biết vào năm 1978, người dân ở đây đã tìm thấy bức tượng nữ Bồ Tát bằng đồng thau ở tư thế đứng cao 114cm vô cùng đẹp. Nó như báo hiệu cho biết vẫn còn rất nhiều điều cần được chúng ta hôm nay khám phá.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Trao đổi với tác giả Sakaya

Nhân bài viết này với tư cách một độc giả, tôi bày tỏ niềm vui, lòng tự hào và lời cảm ơn sâu sắc gửi đến anh, cũng như thành quả lao động khoa học hết sức giá trị của anh. Nó không chỉ đáp ứng riêng cho nhu cầu tìm hiểu văn hóa dân tộc của bản thân tôi, mà rộng lớn hơn còn đến với nhiều tầng lớp độc giả biết cảm thông, chia sẻ và trân quý di sản văn hóa Chăm. Đồng thời cũng gửi gắm niềm tin, niềm hi vọng trong tương lai, anh sẽ lại trình làng nhiều công trình có giá trị hơn nữa, góp phần đưa ra ánh sáng khoa học những mảng còn tối, những đụn còn mờ đục của bóng đêm và màn sương lịch sử khỏa giăng.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Về khu vực dự kiến xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, nhóm các nhà khoa học:

Khẳng định các đứt gãy vẫn còn hoạt động

Tại Hội nghị Khoa học và công nghệ hạt nhân toàn quốc lần thứ IX vừa diễn ra tại Ninh Thuận, nhiều nhà khoa học rất quan tâm báo cáo khoa học của nhóm tác giả gồm TS Trần Tân Văn, TS Phạm Khả Tùy và Hồ Tiến Chung (thuộc Viện Khoa học địa chất và khoáng sản VN), khi họ công bố một phát hiện mới về sự đứt gãy địa chất tại hai khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (xã Phước Dinh, H.Thuận Nam) và Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 (xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải).

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Bài viết trả lời phỏng vấn của Báo Thời Nay

Phóng viên, nhà thơ trẻ Nguyễn Quang Hưng: Theo bạn, làm thế nào để hỗ trợ hiệu quả hơn đối với các nhà văn nhà thơ là người dân tộc ít người cũng như phải làm gì hơn để sự giao lưu, kết nối giữa các nền văn hóa được nhiều hơn?

Đồng Chuông Tử: Nhân Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc sắp diễn ra mà bàn về việc làm thế nào để hỗ trợ hiệu quả hơn đối với những nhà văn, nhà thơ trẻ là người dân tộc ít người cũng như việc phải làm gì hơn để sự giao lưu, kết nối giữa các nền văn hóa các tộc người thiểu số trên đất nước là rất hay. Tôi ước gì trong Hội nghị lần này, cũng có hội thảo chuyên biệt dành cho mảng này.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Mang gì đi và mang gì về khi đi dự Hội nghị viết trẻ toàn quốc?

(Bài trả lời chị Hoài Hương, Báo Hà Nội Mới)

ĐCT: Độc giả văn chương biết đến cái tên Đồng Chuông Tử là từ địa hạt thơ. Đó là phần thưởng lớn, giấy chứng nhận vô hình nhưng mức độ xác tín, hiệu lực của tâm hồn thì mãi… xanh tươi. Độc giả cũng biết hắn chính hiệu sắc tộc thiểu số mọc miền Trung tràn nắng gió. Nơi ấy những ngọn tháp Chàm huyền thánh, cô đơn, thảng thốt nỗi buồn hiện hữu.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

NHÀ THƠ NGUYỄN HỮU HỒNG MINH: "TÔI VIẾT ĐỂ GIẢI PHẪU TÂM HỒN..." - PHỎNG VẤN - EVAN / VNEXPRESS

Bìa tập truyện Ổ Thiên Đường - Nxb.Văn Học, 7.2011




Không vì tiền hay danh vọng, tác giả tập truyện "Ổ Thiên Đường" vừa ra mắt, nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh,  bộc bạch, với anh, viết là để "giải phẫu" tâm hồn, tìm thấy niềm vui và vượt qua những bế tắc trong đời... Và những bí mật của một cuộc sống từng trải, lang bạt nghệ sĩ nhiều thăng trầm lần đầu được tiết lộ...

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

làm thi sĩ ở đất nước tôi

thi sĩ mọc xanh tâm hồn của biển
tư tưởng nhóm bùng từng cuộn sóng long lanh
như sợi chỉ vẽ lên hoa văn ấm áp
du ca mùa hải phận cô đơn

mưa 0 giờ lan man lạnh lẽo

khuya nằm nghe cơn mưa gõ xuống mái nhà
những âm thanh của thức giác

khều mưa

Có nhành ổi hiên nhà lủng lĩu quả
ai đến cũng ngước nhìn
ra về còn ngoái lại

Thắp sáng thế giới

Đêm và hoa màu lịch sử
rơi xuống tâm hồn ruộng lúa
những trang sách tuyền phương gió

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Chùm thơ của nhà thơ Thông Minh Diễm

LTS: Thông Minh Diễm, bút danh khác, Diễm Sơn. Anh sinh năm 1978, tại plei Pajai ( Ma Lâm), Bình Thuận. Anh xuất hiện liên tục trên đặc san Tagalau - tuyển tập sáng tác - sưu tầm - nghiên cứu Chăm, do Inrasara đồng sáng lập và chủ biên. Dongchuongtu.blogspot.com vừa nhận được chùm thơ mới của anh. Lâu lắm đọc lại thơ TMD, chùm thơ này khiến những ai yêu thơ ca đích thực còn "vớt vát" niềm tin vào bản năng thi sĩ đích thực, ngôn ngữ và tâm thức réo gọi trỗi về. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

LẦN ĐẦU VÀ LÀ LẦN CUỐI VỚI PHẠM QUANG TRUNG

                                                                               Inrasara

Tìm hiểu Hàng mã ký ức với Inrasara
Ảnh V.Q.


LTS: Tạp chí Nhà văn, số 6/2011, có bài "Đối thoại cùng Inrasara" của Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Quang Trung (sau đây viết tắt là PQT). Bài viết ấy thể hiện quan điểm riêng của tác giả PQT, được T/c Nhà văn cho đăng vào tháng 5/2011 và có lời mào đầu trên tinh thần sẵn sàng đối thoại, phản biện. Trên tinh thần đó, Nhà thơ - nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara đã có bài "đối thoại ngược trở lại" với PQT, gửi qua email của Đồng Chuông Tử (ĐCT). Nhân đây, ĐCT mạn phép nhà thơ Inrasara công bố bài trên lên blog của mình). Không rõ sau bài hồi âm của "ngôi sao thơ Inrasara", ngài phó giáo sư, tiến sĩ có sẵn sàng "nã đạn" tiếp hay không. Dongchuongtu.blogspot.com mời độc giả đón theo dõi trên tinh thần mà T/c Nhà văn đã "quy hoạch".

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Bộ trưởng Philipp Rösler:"Tôi từng mơ là hoàng tử Việt Nam"


Báo Der Spiegel của Đức vừa có cuộc trò chuyện khá cởi mở với Phó thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Kinh tế Philipp Rösler. Cuộc trò chuyện tập trung vào vấn đề nguồn gốc Việt Nam của ông cũng như sự hòa nhập vào nước Đức.

VỀ MỘT GIẢI THƯỞNG VĂN NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG

                                                                                         HOÀNG MINH TUẤN

Không phải là hội viên Hội VHNT Bình Thuận, nhưng là chủ một quán cà phê nhỏ, tôi may mắn nắm nhiều thông tin về tổ chức hội từ những anh em văn nghệ sĩ, nhà báo đến uống cà phê và tán chuyện. Dạo này thông tin “nóng bỏng” nhất thuộc về chủ đề “Giải thưởng văn nghệ Dục Thanh”...


TỒN TẠI NHỮNG BẤT CẬP

Đây là một giải thưởng nghệ thuật, được UBND tỉnh trao cho những nghệ sĩ có tác phẩm ở các bộ môn thuộc về nghệ thuật trong tỉnh, qua thời gian 5 năm, và qua công đoạn xét duyệt của Hội đồng chấm thi cấp tỉnh và trung ương (thông thường là nhờ các nhà văn, nhạc sĩ... ở thành phố Hồ Chí Minh, sau khi chấm sơ khảo ở tỉnh). Qua quá trình sáng tạo, anh em văn nghệ sĩ tỉnh nhà, thường rất tự hào khi được trao giải.
Ở mỗi lần trao giải, tiếng “xầm xì” nhiều nhất thuộc về lĩnh vực văn học. Trước tiên là những qui định hơi “kỳ cục”, như tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, biên khảo, hồi ký...được xếp chung...một thể loại để xét giải thưởng. Về mặt kiến thức, ai cũng biết có sự khác biệt rất lớn ở các thể loại trên, nếu một tập truyện ngắn được trao giải A, và một tập hồi ký được trao giải B, hội đồng chấm thi nào dám khẳng định tập hội ký dỡ hơn, tập truyện ngắn “giá trị” hơn. Bởi vì tính giá trị ở mỗi thể loại vốn đã khác nhau, không thể cào bằng để chấm giải chung được. (Lần trao giải thưởng văn học Dục Thanh trước, tác giả truyện ngắn được giải B, hồi ký được giải C?).
Qui định đã “kỳ”, cách làm càng kỳ cục hơn, qua lời “xầm xì” của anh em văn nghệ sĩ, họ nói nhiều về nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, một người con của quê hương Bình Thuận và thơ của anh được sự thán phục với nhiều người yêu thơ trong nước lẫn người Việt ở nước ngoài, nhưng chưa một lần được tỉnh trao giải thưởng Dục Thanh, lý do là vì anh không nộp tác phẩm dự thi (giải Dục Thanh cách đây 10 năm, nhà văn Nam Hà không hề dự thi nhưng hội vẫn đưa tác phẩm vào và được giải cao nhất). Một chuyện “kỳ” khác là có nhà văn đã qua vòng sơ khảo và được hội đồng chấm thi thành phố xét được giải, nhưng về tỉnh lại không được trao giải. Đó là trường hợp của 2 tác giả Đinh Đình Chiến (Đức Linh) và Huỳnh Hải Âu (Phan Thiết). Lí do hội nêu ra là “tỉnh qui định chỉ có 3 giải mà hội đồng chấm tới 4 giải”. Cách giải quyết của hội là mời một số lãnh đạo, trong có những người là giám đốc này nọ và chắc chắn chưa từng đọc tác phẩm của anh em, đến cơ quan hội và dơ tay biểu quyết để ... loại một người.
Chuyện kì cục mà anh em cho là tồn tại lớn nhất là cách làm không minh bạch của hội VHNT tỉnh. Mỗi lần có kết quả chấm giải của hội đồng chấm thi gởi về, ông Chủ tịch hội cất vào tủ sau đó chỉ đạo văn phòng thảo quyết định, không ai biết được kết quả chấm thi thực sự (ngay cả cán bộ hội). Một lĩnh vực mang tính nhân văn cao như thế mà cách làm thiếu ngay thẳng thì thật đang buồn cho anh em văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

NỐI TIẾP NHỮNG KÌ CỤC

Giải thưởng Dục Thanh lần này (sẽ trao vào dịp lễ kỷ niệm ngày sinh nhật của Bác). Cơ quan hội VHNT tỉnh có sự thay đổi người giữ chức Chủ tịch hội. Cách tổ chức chấm giải vẫn như cũ, nhưng có điều kì cục đến kinh ngạc là có 4 thành viên trong hội đồng chấm giải (vòng sơ khảo) lại nộp tác phẩm dự thi và có 3 người được giải cao, trong đó có vị Chủ tịch hội? Tôi rất yêu thích thơ văn và vốn tôn trọng những người viết, vì đa số đều nghèo nhưng vẫn tự hào vì cái “sĩ”. Cá nhân tôi thấy ở Bình Thuận có 3 nhà văn thuộc bậc đàn anh và có bề dày trong sáng tác đó là nhà văn Lê Nguyên Ngữ, và 2 nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, Từ Thế Mộng (đã mất). Khác biệt là nhà văn Lê Nguyên Ngữ đã 3 lần được trao giải thưởng Dục Thanh nhưng thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn thi chưa một lần dự thi.
Và cả nhà thơ Từ Thế Mộng vẫn không được những người quản lý Hội Văn nghệ quan tâm đối với tập thơ của anh.

CẦN CÓ NHỮNG THAY ĐỔI

Lần này có một số nhà văn trong tỉnh không nộp tác phẩm dự thi như nhà văn Nguyễn Hiệp, Kim Bằng...Theo “xầm xì” ở quán cà phê thì họ không tin tưởng lắm vào tính khách quan của những người được giao nhiệm vụ tuyển chọn. Thực tế, cơ quan cao nhất là UBND tỉnh không hề có lỗi vì những chuyện kì cục nêu trên, đơn vị có lỗi là cơ quan hội VHNT tỉnh, vì đây là vấn đề chuyên môn, tỉnh giao cho hội tham mưu về điều lệ và tổ chức chấm giải, ở Bình Thuận không có chuyện kiện tụng ì xèo như ở các tỉnh Bình Dương, Khánh Hòa (về giải thưởng tương tự) nên tỉnh không biết dư luận nghĩ gì. Tại sao hội không tham mưu cho tỉnh nên có giải thưởng riêng biệt cho các thể loại hồi ký,biên khảo, truyện, tuồng cải lương. Thực tế, ở Bình Thuận tác phẩm về các thể loại này không đủ để dự thi, cách giải quyết hợp tình là nên có một giải thưởng khuyến khích cho thể loại này để động viên sáng tác.
Tại sao hội không trao bản phô tô kết quả chấm giải cuối cùng của hội đồng chấm giải và gởi kèm theo quyết định nhận giải đến người được giải để công khai và minh bạch? Tại sao hội không đề nghị tỉnh trao một giải đặc biệt cho người xứng đáng như nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn? Và nếu trường hợp kết quả chấm giải không phù hợp với số lượng giải và số tiền đã qui định thì tại sao hội không gởi công văn đến các chi hội để các hội viện thuộc phân hội đó biểu quyết mà lại nhờ những người không có chuyên môn đên giơ tay?
Và cuối cùng, để giải thương Dục Thanh bớt “điều ra tiếng vào” hội không nên để tình trạng có người vừa mang trách nhiệm chấm thi, vừa dự thi. Một nhạc công không thể vừa đánh trống, vừa thổi kèn được.
_________________________________________
Thông tin từ báo Bình Thuận Online cho biết:
Chiều 9/5, tại phòng họp UBND tỉnh, ông Nguyễn Thành Tâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo kết quả tổ chức thực hiện “Giải văn nghệ Dục Thanh” lần thứ IV – năm 2011.
Căn cứ vào biên bản của Hội đồng Ban Giám khảo, Hội đồng nghệ thuật các chuyên ngành Hội văn học nghệ thuật tỉnh và Ban tổ chức giải, đề nghị tặng “Giải thưởng văn nghệ Dục Thanh” lần thứ IV năm 2011 cho 14 tác phẩm, bao gồm: 1 giải A, 6 giải B, 7 giải C. Ngoài ra còn có 14 tác phẩm khác được nhận tặng thưởng và tặng phẩm.
Riêng chuyên ngành Âm nhạc đến nay vẫn chưa xác định được tác giả, tác phẩm đạt giải vì đang chờ Hội đồng chuyên ngành Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh thống nhất kết quả. Lễ trao giải được tổ chức vào sáng 19/5/2011.
(Theo hoangminhtuan.blogtiengviet.net)

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011


Phan Huyền Thư chia sẻ về sự đau lòng


“ Chất xám”, những  khảo dị đau lòng...


Phan Huyền Thư

Tôi không ngờ, có một ngày, kịch bản phim “Chất xám” của tôi đã không có được “một cái kết có hậu- happy ending” như đạo diễn của nó mong muốn. Ở cương vị của người biên kịch, tôi thấy mình chưa thật xứng đáng với giải Bông Sen Vàng mà Hội đồng giám khảo đã trao, tôi thừa nhận điều đó! Bởi vì từ hàng chục bài báo khác nhau trên mạng, báo in, báo hình mà hàng ngày tôi tiếp thu và từ chính trải nghiệm cá nhân của mình thì vấn đề liên quan đến chảy máu chất xám mới hình thành được ý tưởng kịch bản trong tôi,nó không hề “là câu nói vu vơ trong lúc trao đổi” , bởi vì sau bốn, năm lần sửa đi sửa lại theo yêu cầu của Hội đồng nghệ thuật Hãng, tôi mới có được kịch bản “Chất Xám” (mà thực ra tên ban đầu của nó là “Công ty nước mía”) trình lên Hội đồng duyệt của Cục điện ảnh  .

Đúng là lấy cảm hứng từ tác phẩm của người khác thì có gì mà vỗ ngực! Bất giác, tôi muốn hỏi Tố Như tiên sinh xem ông nghĩ gì khi đọc Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.... mà lại có được Kiều thấm đẫm nước mắt và nỗi đau nhân gian đến vậy, nếu như ông không có được một phẩm chất “phong vận kỳ oan ngã tự cư...?”

Nỗi đau nhân tình thế thái luôn là sự rung động mãnh liệt nhất của người cầm bút, chẳng lẽ những người viết kịch bản phim Tài liệu lại không có nỗi đau ấy? Vậy thì các đạo diễn nên mang những bài báo có những vấn đề, những  nhân vật thật hay mà mình đọc được hoặc là mang những “câu nói vu vơ “ đi triển khai thành phim cho đỡ mất thời gian của Hội đồng duyệt kịch bản, của nhà biên kịch và của chính họ nữa...

Khi bộ phim đã kết không có hậu, biên kịch tôi phải làm nốt cái nghĩa vụ (mà tôi cho rằng mình phải chịu trách nhiệm lớn nhất khi kịch bản tồi), đó là cho văn bản đó thêm những khảo dị khác nhau để độc giả cùng phiêu lưu và để tùy tâm mỗi người lựa chọn một cái kết mà mình mong muốn..

Khảo dị một:

Vì sao tôi kiến nghị với Hội đồng xét Giải thưởng Nhà nước? Vì mục tiêu “Dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng - dân chủ -văn minh....”!
Dân có giàu nước mới mạnh ; Xã hội có công bằng, dân chủ thì mới văn minh. Tôi có ảo tưởng và ngây thơ quá không, thưa các bạn, khi cùng với chị Phan Thanh Tú  ký vào bản kiến nghị Hội đồng? Và chị Tú có “hồn nhiên tham gia Cách mạng” quá không khi “ tung tăng” cầm đơn đi gặp người nọ người kia trình bày, đối thoại ...trên Bộ Văn Hóa...cứ như tìm được ra công bằng đến nơi rồi...!!! 

Các lãnh đạo có trách nhiệm thì tiếp đón cởi mở, chân tình, thân thiện và hứa sẽ xem xét... Tôi và chị Tú đều “phấn khởi” kiến nghị chứ không hề cay cú, hằn học gì...vì cả hai chị em đều chẳng có hồ sơ xét duyệt danh hiệu giải thưởng thì đợt này...Chúng tôi đặt niềm tin vào sự dân chủ của Bộ Văn Hóa- Thể Thao - Du lịch khi đăng công khai tất cả các trường hợp xét giải trên các phương tiện truyền thông xem ai có kiến nghị gì không trước khi trình lên cấp có thẩm quyền cao hơn....

Mở ra diễn đàn công khai là cách làm dân chủ mà những biên kịch chúng tôi chưa bao giờ thấy trước đây...Vì vậy, bản kiến nghị của chúng tôi ghi rất rõ ở mức mong Hội đồng xem xét lại về trường hợp của anh Nguyễn Thước...“để bảo vệ sự trung thực, công bằng và uy tín của Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật...” chúng tôi không có ý tố cáo, kiện tụng gì...hay đòi hỏi quyền lợi cho cá nhân.

Chúng tôi đóng góp với Hội đồng ý kiến vì cá nhân mỗi chúng tôi thấy chùm tác phẩm điện ảnh mà anh Thước đăng ký còn mỏng so với những chùm tác phẩm, công trình đồ sộ, có giá trị của các đạo diễn, nghệ sỹ đã quá cố (các bạn có thể vào tham khảo và so sánh  danh mục các cong trình, tác phảm xét giải của điện ảnh Tài liệu trên website của Bộ Văn Hóa hoặc Báo Văn hóa) những tên tuổi của Hãng  từ vài chục năm trước còn tồn lại vẫn chưa được công nhận. Mặc dù là tác giả kịch bản, chúng tôi vẫn nhận thấy ba tác phẩm này chưa phải xuất sắc về chất lượng nghệ thuật và chẳng hiểu ngoài mấy giải thưởng khiêm tốn ấy ra, những bộ phim ấy đóng góp được gì cho sự phát triển nghệ thuật điện ảnh tài liệu về phong cách thể hiện, về phương pháp tiếp cận vấn đề ? Những bộ phim ấy đã đóng góp được gì cho sự nghiệp dựng xây và phát triển đất nước....? Chúng tôi không hiểu Hội đồng đã xem những bộ phim ấy chưa hay là chỉ đọc hồ sơ mà anh Thước tự khai thông qua Hội Điện ảnh?

Hơn nữa, ai cũng biết rằng đây mới chỉ là danh sách đề cử từ Hội đồng cấp Bộ...đã ai chắc chắn được kết quả cuối cùng đâu? Vì sao báo chí lại cho rằng đây là một sự việc mang tính chất “ kiện cáo” nặng nề vậy nhỉ?

Anh Nguyễn Thước có phát ngôn trên báo Thể thao Văn hóa ngày 13-7-2011 là anh sẽ không rút lui. Tôi cũng đồng tình với anh, chúng tôi gửi kiến nghị lên Hội đồng là để được Hội đồng trả lời bằng văn bản hoặc tham khảo ý kiến xây dựng của chúng tôi mà đưa ra quyết định chính thức, khách quan và đúng đắn chứ không phải ép anh rút lui khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Nhà nước (trừ phi, tự anh thấy quá ngượng và thấy mình rút cho lịch sự...)  Càng không phải để anh bài binh bố trận “bão táp trong chén trà” và trên công luận.

Anh luôn khẳng định anh đúng, anh không phạm quy, anh đủ tiêu chuẩn, anh nằm trong tiêu chí xét giải.... (anh thuyết phục được cả những người có uy tín có chân trong một Hội đồng hoàn toàn khác lên mặt báo để khẳng định hộ anh như vậy)...Nhưng anh Thước ơi, chúng tôi đâu có cho rằng anh phạm quy hay hay thiếu tiêu chí....? Điều quan trọng nhất mà chúng tôi thấy là: “ANH CHƯA XỨNG ĐÁNGVỚI NHỮNG GÌ ANH ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC XÉT TẶNG.” Bởi vì, đối với chúng tôi, “Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ Thuật” vô cùng cao quý và lớn lao đối với cuộc đời hoạt động sự nghiệp của một  nghệ sỹ. Nếu dễ dãi với việc xét giải có nghĩa là đang làm cho nó “mất thiêng”, có nghĩa là đang giết dần giết mòn uy danh của nó...Một giải thưởng mà chẳng còn uy tín có nghĩa là một giải thưởng vô giá trị, thậm chí, hài hước! Một giải thưởng không xứng đáng sẽ trở thành một trò hề cho thiên hạ nhìn vào...Chúng tôi làm việc này vì những Nghệ sỹ đã xứng đáng và sẽ xứng đáng với nó, không phải vì cá nhân anh hay là để bảo vệ quyền lợi của chúng tôi.

Cá nhân tôi không có nhu cầu “đòi lại” thành tích của bộ phim chung trong đó có cả tên tôi, tên anh và tên thành phần đoàn làm phim (mà anh chỉ đại diện chúng tôi lên sân khấu nhận giải) về để cất vào tủ, chờ cơ hội đi chạy Hồ sơ xét duyệt chỗ này chỗ kia...Nghệ thuật sòng phẳng lắm anh Thước ạ, anh bỏ công sức ra bao nhiêu, sẽ nhận lại được bấy nhiêu, vài trò khôn vặt, chạy chọt bợ đỡ hay luồn lọt tranh thủ quan hệ là biểu hiện của sự kém phát triển tài năng và nhân cách, nó không có chỗ cho một xã hội hiện đại với tiêu chí công bằng -dân chủ-văn minh....vì vậy mà chúng tôi kiến nghị, xin nhắc lại...kiến nghị một cách trực diện, đàng hoàng, hồ hởi và nhẹ nhõm chứ không hằm hè, căng thẳng như anh nghĩ...

Cũng trên bài báo này, anh cho rằng anh buồn vì chúng tôi không trao đổi với anh hoặc không thông qua Ban giám đốc Hãng, nơi chúng ta cùng đang công tác...? Chúng tôi không rõ nguyên do nào anh lại phải buồn vì chuyện đó? Ngay đến những nước Dân chủ - Pháp quyền, có nền văn minh  phát triển trên thế giới hiện nay người ta cũng chằng có nghĩa vụ phải thông báo bàn bạc với nhau trước khi đi kiện tụng nhau trước tòa án Dân sự hoặc Hình sự ...huống chi đây chỉ là một kiến nghị đàng hoàng, trực diện, có tính chất xây dựng dân chủ, thậm chí là hơi “ngây thơ-quy chế, quy định của lũ đàn bà” chúng tôi ?!

Chúng tôi lại càng không thể trình bày với Ban giám đốc Hãng vì khi đã báo cáo với Ban giám đốc Hãng về việc kiến nghị thì có nghĩa là cả Hãng phim cùng kiến nghị trường hợp của anh với Hội đồng rồi còn gì?  Anh làm chúng tôi thấy buồn cười quá! Có ai thông báo trước hoặc xin phép cơ quan chủ quản  để mà tổ chức kiến nghị nhau bao giờ không?

Hãng phim chung của chúng ta, có đúng như anh nói,  là : “chưa bao giờ xảy ra một chuyện đáng buồn như thế này”  không? Nếu đúng vậy thì chắc là anh khiến chúng tôi không phục thật rồi!!! Vì thế nên chúng tôi mới dám làm việc kiến nghị “tày trời” như vậy. Anh lại thích chơi trò “ Đuổi hình bắt chữ” khi  đánh tráo khái niệm từ việc quy cho chúng tôi tranh chấp quyền lợi cá nhân sang việc chúng tôi không hiểu gì quy chế và tiêu chí, (chúng tôi đã bao giờ tìm hiểu và khai hồ sơ đâu mà biết !) rồi từ việc tiêu chí và quy chế, anh lại biến báo thành việc “buồn vì nghĩa tình đồng nghiệp”.... nghe nó giả dối và ngụy biện làm sao! Khi làm Hồ sơ xét giải anh có bàn bạc hoặc có ý định bàn bạc với chúng tôi không? Thậm chí Ban giám đốc cũng không hề nhận được hồ sơ  xin xét giải của anh (vì anh đầy kinh nghiệm khai Hồ sơ rồi) anh tìm hiểu rất kỹ quy chế và thành viên Hội đồng ...nên anh đã biết ngay rằng mình cần phải đi từ Hội điện ảnh chứ không thèm đi qua Hãng. Anh Thước ơi, chúng tôi cũng là Hội viên Hội điện ảnh nhưng nói thật là chúng tôi chẳng thích thói đạo đức giả như vậy đâu! Mình là nghệ sĩ, sống thế làm sao tác phẩm chân thật được!!!

Trong khi chờ quyết định sáng suốt cuối cùng của Hội đồng Xét giải thưởng Nhà nước về VHNT, thay vì cố tình ngụy biện và đôi co thì hãy dừng các phát ngôn, lòng vòng mệt mỏi. Xin anh đừng đem những gì mà mình không muốn đến cho người khác! Vậy khảo dị  thứ nhất của tôi ngắn gọn lại là: Thà im lặng khi mọi người cười còn hơn là cười một mình khi mọi người im lặng!

Khảo dị hai:
Anh Nguyễn Thước nhắc đi nhắc lại nhiều  lần trên các báo là “chị Phan Thanh Tú và tôi lẽ ra phải cảm ơn anh mới phải....” Không biết chị Tú thấy thế nào, riêng tôi, tôi có nhiều lý do để phải cảm ơn anh. Và tôi quả là thiếu sót khi chưa nói được ra lời cảm ơn ấy. Nhân tiện, anh đã cho cơ hội, tôi xin phép được công khai cảm ơn anh trước công luận.

- Tôi cảm ơn anh vì nếu không có cách đối xử “thực dân” đối với ý tưởng và lao động chữ nghĩa của tôi đằng sau các giải thưởng của anh, tôi không thể nào có được động lực và ý chí trở thành một tác giả điện ảnh thực sự để vượt thoát khỏi “thân phận biên kịch” như ngày hôm nay!

-Tôi cảm ơn anh, vì sau khi kịch bản phim “ Thế hệ @” được duyệt, ngay lập tức anh đã đứng ra nhận với Ban giám đốc và lao vút đi thực hiện một minh. Anh đi nhanh đến nỗi, các nhân vật trong phim của anh lần đầu thực hiện toàn là người sinh khoảng năm 1970, thậm chí, có cả người sinh năm 1962... đó là lý do tại sao Hội đồng Nghệ thuật cảm thấy lo lắng: tiết tấu phim rối bời, các cụm nhân vật và câu chuyện “không liên quan”... Tôi đã quá thất vọng!

Việc kịch bản phim đổi từ “ Thế hệ@” thành “ Những công dân@” với một vài cụm cảnh vớt vát và các nhân vật sinh năm 1980 trở đi, cấu trúc và lời bình của nó tại sao cuối cùng lại thành như vậy....anh là người biết hơn ai hết! Vậy là sau khi mầy mò cùng anh đi quay bổ sung, tháo phim ra dựng lại  và viết lại lời thuyết minh... bộ phim được trốn vào việc ảnh hưởng của sự phát triển IT trong cuộc sống của thế hệ trẻ sinh sau chiến tranh... nó vẫn không khỏi gây thất vọng cho tác giả kịch bản và chính khán giả là thế hệ @, thế hệ 8X. Tôi đã không ít lần phải trả lời trước các báo về quan điểm, đặc điểm và giải thích rất nhiều với báo chí về bộ phim. Tôi thất vọng lắm vì tôi biết như vậy là đề tài về thế hệ hoàn toàn mới của đất nước sẽ bị bỏ qua, phải rất lâu sau này người ta mới có thể duyệt đề tài về một thế hệ mới của xã hội hoặc là chẳng bao giờ nữa...
         
Nhưng sự xuất hiện của tôi trên báo chí đã khiến nhiều độc giả tưởng nhầm tôi là tác giả của phim, họ còn nhầm rằng tôi là đạo diễn...điều đó khiến anh không hài lòng, anh đã tuyên bố với rất nhiều đồng nghiệp rằng:“...Từ nay trở đi, tôi thề không bao giờ thèm làm kịch bản của con này nữa!!!” Lúc đó anh đã là Nghệ sỹ ưu tú, còn tôi, với 5 năm về làm việc tại Hãng, đây là lần đầu tiên tôi có kịch bản được đưa vào kế hoạch sản xuất của Hãng... Nhưng tôi vẫn cảm ơn anh vì sau hơn 5 năm, tôi được hưởng sự “ không thèm quan tâm” của anh mà tôi có thêm nhiều hoạt động và hợp tác với những đạo diễn khác của Hãng. Tôi có cơ hội đóng góp kha khá các kịch bản cho các đạo diễn khác thực hiện và nhận giải thưởng (tuy là khiêm tốn), Nhưng tôi, vì sự “trừng phạt” của anh mà có cơ hội để trưởng thành. Tôi đăng ký tham gia các khóa Đào tạo cơ bản và Cao cấp của Artelier VARAN để mà trở thành người có thể tự thực hiện “ câu nói vu vơ” của mình thành  một bộ phim tài liệu. Thực tế là tôi và anh đã không hợp tác và trò chuyện trong một khoảng thời gian khá dài....anh lại lên báo ngụy biện rằng quan hệ tốt đẹp là thiếu trung thực rồi...

- Vẫn còn nhiều lời cảm ơn phải nói với anh, tôi cảm ơn anh vô cùng khi kịch bản “Công Ty nước mía” sau này đổi thành “ Chất xám” của tôi đã được duyệt và dưa vào kế hoạch, anh lại nhờ Ban giám đốc can thiệp để được nhận chứ không (hoặc ngại không dám) trực tiếp gặp tôi trao đổi. Trong khi đó, tôi cùng lúc lại làm đạo diễn hai bộ phim” Cha, mẹ xin lỗi con” và “Mẹ,  con đã về”. Cả hai phim này tôi đều lấy cảm hứng và thông tin từ báo chí, sau đó lặn lội đến với nhân vật để viết kịch bản (Hiện nay tôi vẫn còn nhiều ảnh đi thực tế và quan hệ rất thân tình với tất cả các nhân vật trong hai bộ phim của tôi chứ không hề có hồ sơ giả mạo nào đâu! Anh hoặc ai đó đã cung cấp thông tin cho nhà báo Việt Văn còn thiếu sót, phiến diện đấy anh ạ! ). Như vậy, tôi đã “đành lòng” phải chấp nhận việc kịch bản “Chất xám” lại rơi vào tay anh....

Điều đó không có gì đáng nói, nếu như bài học về “Những công dân @” tôi vẫn chưa thuộc! Tôi sống mà không bao giờ đề phòng đồng nghiệp, mà thực ra là tôi không thể sống bằng sự đề phòng những người xung quanh...vì vậy không bao giờ nghĩ đến tiêu cực, luôn hướng thiện và lạc quan... Thế là lại có chuyện vợ chồng tôi phải nhờ người trông con giúp vào ngày nghỉ cuối tuần để đến tận nhà anh, ngồi dựng lại phim từ chiếc máy tính trên bàn làm việc của anh, viết lại lời bình bằng bút chì lem nhem trên giấy nhàu... Tôi đã rất xúc động, nhất là giây phút đích thân mình được điều chỉnh kịch bản của mình trên bàn dựng của đạo diễn...( Việc này tôi khó lòng mà sáng tác ra được đúng không anh? Còn cả một Hội đồng nghệ thuật của Hãng đã sát cánh bên tôi và anh khi thực hiện hai bộ phim này...Người dựng phim đã sang Canada định cư nhưng cô ấy vẫn còn sống khỏe mạnh bên gia đình, tôi tin là cô ấy sẽ xác nhận điều đó).

Tôi biết là nói ra thì tôi cũng chẳng ra gì, giúp đỡ đồng nghiệp thì là vinh quang chứ, sao lại kể công? Tôi chỉ thực sự “sốc” khi bước chân lên bục thảm đỏ nhân giải Cánh diều Vàng 2008 cho phim, anh đã nói lời cảm ơn nhà báo Lê Thị Thái Hòa, người đã liên hệ và giới thiệu giúp anh một số nhân vật và bối cảnh tại Tp Hồ Chí Minh. Chồng tôi xem truyền hình trực tiếp từ Hà nội nhắn tin vào: “Thế là thế nào? Anh chẳng hiểu sao anh Thước lạ vậy?”. Sau này, anh lý giải với đồng nghiệp trong Hãng rằng: “ Chẳng nhẽ lại cảm ơn Thư, trong khi Thư đã cùng lúc ăn Hai Cánh Diều Bạc cho phim, lại thêm cả Diều Vàng cho Đạo diễn xuất sắc của cả hai phim rồi...Thế thì buổi lễ trao giải Cánh Diều này dành riêng cho nó à?”

Tôi đau lắm anh Thước ạ!. Trong khi chúng ta hôm nay đối đầu trên công luận, anh thấy buồn, nhưng tôi đau lòng và thấy “nhục nhã” về những điều vừa nói. Nó đã biến tôi thành một kẻ “tiểu nhân-tiểu khí” trong mắt mọi người. Nhưng tôi không thể giả dối để nuốt trong lòng những điều đó, tôi phải cảm ơn anh rất nhiều vì đã gợi ý cho tôi một cơ hội nói thật điều mình nghĩ về anh trước công luận.

Chia sẻ với anh, hơn ai hết tôi hiểu cụm từ: “Làm phim là quá trình nhận thức lại vấn đề của Kịch bản ..”.mà anh rất hay diễn thuyết.  Với cương vị là một đạo diễn, nhân viên cấp dưới trực tiếp hiện nay của anh ở Xưởng phim Tài liệu, tôi rất hiểu cái khó, cái khổ sở của một người phải sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật trên ý tưởng và trí tuệ, kiến thức của người khác. Nhận thức không chỉ là một quá trình đâu, đôi khi, nó còn là tai họa. Tôi cũng chia buồn với anh vì đã có vài lần anh định tự mình viết lấy kịch bản để làm phim, nhưng cho đến nay dự định đó không hiểu vì lý do gì mà Hội đồng nghệ thuật không duyệt được “câu nói vu vơ “ nào của anh...? Tôi cũng băn khoăn, chỉ vài ngày nữa là anh lại lên đường để sản xuất một phim kế hoạch Nhà nước đã giao mà kịch bản của một người khác viết.... Anh có sợ người ta đọc phát ngôn của anh về kịch bản và vai trò đạo diễn trên báo Tiền Phong và VN Express rồi lại từ chối viết lời bình cho anh? Lại mất công anh đi nhờ vả người khác hoặc là viết lại hoặc là sửa lại cho anh? (như trường hợp phim Sự nhọc nhằn của cát mà  tôi đã giúp anh viết lời bình trong khi chị Tú không hài lòng vì anh đã không lĩnh hội được hết ý nghĩa sâu sắc của kịch bản trước cuộc họp của cả Hãng phim?)

Vậy anh có bao giờ tự đặt câu hỏi cho mình, với ngần ấy công việc tôi và các đồng nghiệp trong Hãng đã giúp anh thực hiện dưới chức danh Đạo diễn của anh, anh vẫn muốn khẳng định “... Từ xưa đến nay, đạo diễn luôn là tác giả quan trọng nhất của phim?”...để mà ngoan cố chen chân vào Giải Thưởng Nhà Nước 2011?

Tôi biết là anh sẽ không chịu lùi bước đâu. Khảng khái lắm! Anh và nhiều đồng nghiệp khác sẽ đặt ra câu hỏi: “ Tại sao bây giờ tôi mới lên tiếng, tại sao không trao đổi với anh và Ban giám đốc...? Tôi nghĩ thế này anh Thước ạ! Việc tôi cũng như các đồng nghiệp có thể có những đánh giá không chính xác về tài năng và nhân cách của anh, chưa phải là ghê gớm; Việc Hội đồng Giải thưởng đánh giá chưa đầy đủ, sai lệch thông tin về năng lục của anh cũng chưa phải điều đáng sợ. Điều đáng sợ nhất là chính anh tự nhìn nhận, đánh giá sai lầm về tài năng và nhân cách của mình...

 Tôi không bao giờ nghĩ rằng, phần hay nhất, gay cấn và ồn ào nhất của bộ phim “ Chất Xám” lại nằm ở chỗ anh khai thác “Chất xám” của đồng nghiệp để coi đó là “ Chất xám” của mình...Hóa ra, chất xám đã tự chảy máu từ trong chính bộ phim chảy ra... Tôi muốn tạm biệt anh bằng khảo dị thứ hai: “ Khi anh không biết tự mình dừng lại, đời sẽ dừng anh lại...”

(Theo phongdiep.net)