Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012


Hôn nhân ngoại tộc, nguyên vẹn nỗi buồn lớn

Nhiều thập niên qua, dòng sông văn hóa-xã hội Chăm đã chầm chậm trôi, òa vào lòng ‘biển” đa văn hóa đa màu sắc. Cái “sự trôi” trầm lặng, lóng lánh và mang phẩm chất thiền tính/minh triết Chăm. Nó như lão đạo sư Bà La Môn đã lãng quên thế tục và mang mang cõi linh thánh của riêng mình. Lão đạo sư có ngờ đâu, trong giây phút sắp chuyển hóa năng lượng vật chất ấy, một ngọn gió đi rong, vô tình đã làm rơi viên gạch cũ, dưới chân ngọn tháp. Một viên gạch trổ đầy vết tích nắng mưa, bụi hoang và rêu cỏ xanh rì.Vỡ vạc đụn buồn thế thái.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Lễ khai giảng lớp tiếng Chăm, đơn giản và hi vọng


Lễ khai giảng lớp tiếng Chăm, đơn giản và hi vọng
Đồng Chuông Tử
Chủ nhật (26.02) vừa qua, tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc TP.Hồ Chí Minh (số 91 Nguyễn Chí Thanh, Quận 5), đã diễn ra buổi lễ khai giảng lớp tiếng Chăm. Buổi lễ tuy đơn sơ nhưng thấm tình đồng tộc.
Đây là một hoạt động thường xuyên, liên tục  và sớm được chủ trương, ngay từ ngày đầu thành lập Chi hội Chăm. 

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Vài suy nghĩ từ vấn nạn người Chăm nói chuyện với nhau bằng “ngoại ngữ”

Đồng Chuông Tử

Phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xem xét, liên hệ thực tiễn trong khuôn khổ “ngoại ngữ”, ở đây là tiếng Việt. Ngôn ngữ khác, tác giả xin sẽ đề cập ở những bài viết sau, nếu có thời gian. Tác giả không rõ bài viết sẽ có dư luận như thế nào trước vấn nạn này. 
Cũng xin lưu ý, bài viết này chỉ dành riêng cho độc giả là người Chăm.
Bài viết nhằm vào hai mục đích cụ thể. Thứ nhất, nói lên một sự thật trở thành vấn nạn có nguy cơ mất gốc. Thứ hai, gióng một hồi chuông "xóc" lại nhận thức tộc người và có bày tỏ thái độ cá nhân.

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Có một lần cà phê như thế

Đồng Chuông Tử


Chủ nhật (19.02) vừa qua, thông qua người em đồng tộc Quảng Đại Thao - kĩ sư xây dựng ở Sài Gòn, mình có được số phone anh Quảng Đại Cẩn, hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Hoa Kì, về Việt Nam củng cố tài liệu để chuẩn bị làm luận án. Thao là em trai út của anh Cẩn, trước Thao còn có Quảng Đại Thể, admin của trang điện tử tincham.in. Mặc dù trang báo điện tử này mới xuất hiện khoảng quý 2/2011, nhưng đã gây dựng được niềm tin và là món ăn tinh thần hàng ngày của toàn thể cộng đồng Chăm trong và ngoài nước, tuy trang web còn gặp nhiều khó khăn về năng lực tài chính. Trong đó, đáng lưu ý là đã thu hút một lượng độc giả vô danh cực kì vui nhộn.
Trở lại chuyện ngày chủ nhật, có được số phone, mình liền gọi cho anh. Vì là số lạ, anh hỏi ai đó, mình trả lời adei ni, Đồng Chuông Tử (ĐCT). Anh à lên một tiếng, rồi gọi mình đến quán cà phê Cây Si, góc ngã tư Phạm Văn Hai/Nguyễn Trọng Tuyển. Mình liền nhờ Khoa, cháu anh Cẩn chở đi. Vì Khoa cũng vừa nghe tin có bác Cẩn về, dù anh về gần một tháng rồi và cũng cận kề ngày bay. Nhưng đọc trong mắt Khoa, mình thấy em nó dâng lên niềm tự hào về bác rất đáng kể. Nghe nói em nó ngưỡng mộ lắm tài học và những bài viết về ngôn ngữ Chăm của bác lớn, đăng tải trên các web Chăm, thời gian qua.

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2012

CHIA BUỒN

Vừa qua, Đồng Chuông Tử  nhận được email từ ca sĩ / nhạc sĩ Chế Linh và Mr. Từ Công Nhượng gửi đến chia buồn:
LINH MỤC GERARD MOUSSAY
Đã từ trần tại Paris vào ngày 01/02/2012.
Đức Cha thuộc Hội thừa sai Paris (MEP), sinh ngày 16/08/1932. Cha chịu chức ngày 29/6/1957 và nhận bài sai truyền giáo tại Nha Trang, trong cùng năm đến năm 1975.
Đức Cha là người gần gũi, gắn bó và hiểu biết sâu sắc văn hóa – xã hội cộng đồng Chăm.
Sinh thời, Đức Cha đã có những công lao to lớn đối với người Chăm như sau:
-         Năm 1968, Đức Cha đã sáng lập ra Trung tâm văn hóa Chàm ở Phan Rang. Và quản lí hơn 250 học sinh Chăm ở nội trú.
-         Đức Cha cũng là một học giả nổi tiếng thế giới. Từ năm 1971, Đức Cha là tác giả, đồng tác giả, dịch giả (tiếng Pháp) trên dưới 30 công trình văn hóa, ngôn ngữ đầy uy tín và nhận được sự kính trọng lớn lao từ giới nghiên cứu chuyên môn. Trong đó Đức Cha đã thể hiện lòng ngưỡng mộ cao quý cho Văn hóa – Ngôn ngữ người Chăm, đặc biệt và nổi bật là cuốn tự  điển Chàm-Việt- Francais mà Đức Cha đã dày công khổ luyện.
 Công trạng của Đức Cha đã đóng góp trong sinh thời, cộng đồng người Chăm luôn luôn ghi nhớ, gìn giữ và nguyện cố gắng phát triển hơn nữa từ chính nhận thức, hiểu biết và nội lực của mình.
Đức Cha mất đi là một sự mất mát to lớn, khó nguôi ngoai và để lại nhiều tiếc thương hụt hẫng đối với cộng đồng người Chăm trên toàn thế giới.
Hôm nay cộng đồng người Chăm cậy vì Danh Chúa nhân từ cho Linh hồn Đức Cha Moussay được hưởng phúc đời đời. (R.I.P.)