Sáng hôm sau, mình lên mạng, có ghé đọc một loạt bài chuyên đề “Người Chăm có thông minh không?” trên inrasara.com. Xúc động vì vui và thú thật có đượm chút u buồn.Vui vì chuyên đề được mọi người ủng hộ nhiệt tình, mình cũng liền hưởng ứng bằng hai bài thơ: Mĩ Sơn và Thán Tụng.
Đượm u buồn là vì ngay lúc ấy, mình chợt nhớ những ngọn tháp Chăm đang lở lói vì thời gian lẫn con người. Tháp Chăm nằm rải rác dọc đất nước, ngọn nào ngọn nấy cũng đều bị thương. Có tháp đã sụp đổ chỉ còn hai mà cũng không nguyên vẹn như khu Ba Tháp. Tháp Pô Rô Mê, cũng đang “xuống” trầm trọng. Không biết ai kia sẽ trùng tu như thế nào khi mà tất cả mọi người (cả Chăm) vào thăm viếng tháp đều phải mua vé để trung tu di tích?
Ngày 5/4, nhà thơ Bá Minh Trí gọi phone, hỏi thăm sức khỏe mình và báo tin Nghệ nhân thổ cẩm Chăm ngoại hạng Phú Thị Mỡ vừa tạ thế tại làng Mỹ Nghiệp, thọ 75 tuổi. Bà Mỡ từng được công chúa Thái Lan mời qua
Trưa 6/4, nhà báo-nghệ sĩ đường phố Lê Anh Hoài cho hay Nhà ngôn ngữ học, Nhà giáo Lê Hiền, cha anh vừa từ trần, hưởng dương 90 tuổi.Tang lễ sẽ cử hành tại số 1 BV.Bạch Mai, từ 7h30-9h30 sáng thứ sáu ngày 8.4.2011. Kính báo anh em ai ở Hà Nội nhớ đi hoặc chia sẻ buồn cùng anh Hoài và gia quyến qua số 0913530949.
Ngày 1/4 vừa qua, là ngày giỗ nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn. Mọi năm đến ngày này là mình cùng những anh em âm thầm ôm đàn, rượu, mồi mèng đến mộ ông say sưa, ca hát suốt đêm ở nghĩa trang chùa ở Gò Dưa, Thủ Đức. Năm nào cũng vậy khi bọn mình đến thì đã có cả vòng tròn anh em khác yêu mến ông đang ngồi chuốc rượu, luân phiên nhau hát nhạc Trịnh trước rồi. Không khí ngày giỗ ông thật vui và ấm cúng. Mình để í năm nào cũng có một anh chàng Tây thạo tiếng Việt, hát bài Diễm xưa, Con mắt còn lại,… rất mùi.
Năm nay mình tự tưởng niệm, bằng cách mật niệm một phút rồi lên mạng nghe nhạc Ông.